"Ngọt như mía lùi" nghĩa là gì? Bí Ẩn Đằng Sau Cụm Từ Độc Đáo
Câu trả lời chính xác nhất:
- Thành ngữ “Ngọt như mía lùi” có nghĩa là nói năng khéo léo, ngọt ngào, có sức thuyết phục.
- Ngoài ra “Ngọt như mía lùi” (Mía lùi là mía vùi vào đám tro nóng) còn có một nghĩa khác là: Thành ngữ này thường dùng một cách mỉa mai để chỉ một lời nói khéo mà không thực: Bà ta gặp người nào thì lời nói cứ ngọt như mía lùi. (Có nghĩa là bà ta nói chuyện với ai cũng ngọt ngào, khéo léo.
Tìm hiểu về thành ngữ
- Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
- Việc nói thành ngữ là một tập hợp từ cố định có nghĩa là thành ngữ không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ thường bị nhầm lẫn với tục ngữ và quán ngữ.
- Trong khi tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý nhằm nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, hay phê phán sự việc, hiện tượng. Một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học khá hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, và chức năng thẩm mỹ, cũng như chức năng giáo dục. Còn quán ngữ là tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành.
- Ví dụ:
+ Mẹ tròn con vuông
+ Chân cứng đá mềm
+ Bảy nổi ba chìm
+ Chó giữ mất láng giềng
+ Hay trong bài thơ “Thương vợ” của Tế Xương cũng có rất nhiều thành ngữ như: Lặn lội thân cò khi quãng vắng; Một duyên, hai nợ; Năm nắng, mười mưa;…
+ “Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao
Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh”
- Như vậy, từ những phân tích trên bạn đọc đã có thể hiểu được thành ngữ là gì. Có thể hiểu thành ngữ gồm những cụm từ mà được sử dụng để chỉ một ý cố định, thường không tạo thành một câu có ngữ pháp hoàn chỉnh nên không thể thay thế hay sửa đổi về ngôn ngữ.
Hay nói cách khác, thành ngữ là các tập hợp từ không đổi, không thể giải thích đơn giản qua nghĩa của các từ tạo nên nó. Cùng theo dõi những nội dung tiếp theo để hiểu rõ hơn liên quan đến thành ngữ nhé.
Cấu tạo của thành ngữ
Có các cách phân loại cấu tạo ngôn ngữ như sau:
– Dựa vào số lượng thành tố trong ngôn ngữ:
+ Thành ngữ kết cấu ba tiếng: Ác như hùm, bụng bảo dạ, bé hạt tiêu…
Trong trường hợp này có câu hình thức là tổ hợp ba tiếng một, nhưng về mặt kết cấu, đó chỉ là sự kết hợp của một từ đơn và một từ ghép, như: Bé hạt tiêu, có máu mặt, chết nhăn răng…; kiểu có ba từ đơn, kết cấu giống như cụm từ C-V: Bạn nối khố, cá cắn câu…
+ Thành ngữ kết cấu bốn từ đơn hay hai từ ghép liên hợp theo kiểu nối tiếp hay xen kẽ. Đây là kiểu phổ biến nhất của thành ngữ tiếng Việt: Bán vợ đợ con, bảng vàng bia đá, phong ba bão táp, ăn to nói lớn, ác giả ác báo, …
Trong đó các tác giả chia ra các kiểu:
* Kiểu thành ngữ có láy ghép: Ăn bớt ăn xén, chết mê chết mệt, chúi đầu chúi mũi…
* Kiểu thành ngữ tổ hợp của hai từ ghép: Nhắm mắt xuôi tay, nhà tranh vách đất, ăn bờ ở bụi, bàn mưu tính kế…
+ Thành ngữ kết cấu năm hay sáu tiếng: Trẻ không tha già không thương, treo đầu dê bán thịt chó…
Một số thành ngữ có kiểu kết cấu từ bảy, tám, mười tiếng. Nó có thể hai hay ba ngữ đoạn, hai hay ba mệnh đề liên hợp tạo thành một tổ hợp kiểu ngữ cú dài cố định, như: Vênh váo như bố vợ phải đâm, vén tay áo xô đốt nhà táng giày .v.v…
=> Như vậy, dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ để phân loại thành ngữ là chỉ dựa vào hình thức, không phản ánh được tính chất quan hệ và đặc điểm bên trong của chúng.
– Dựa vào kết cấu ngữ pháp:
+ Câu có kết cấu CN-VN + trạng ngữ hoặc tân ngữ: Nước đổ đầu vịt, Chuột sa chĩnh gạo…
+ Câu có kết cấu C-V, V-C: Vườn không nhà trống, mẹ tròn con vuông…
Thành ngữ "Ngọt như mía lùi" là gì?
- Thành ngữ “Ngọt như mía lùi” có nghĩa là nói năng khéo léo, ngọt ngào, có sức thuyết phục.
- Ngoài ra “Ngọt như mía lùi” (Mía lùi là mía vùi vào đám tro nóng) còn có một nghĩa khác là: Thành ngữ này thường dùng một cách mỉa mai để chỉ một lời nói khéo mà không thực: Bà ta gặp người nào thì lời nói cứ ngọt như mía lùi. (Có nghĩa là bà ta nói chuyện với ai cũng ngọt ngào, khéo léo.
Liên tưởng trong các thành ngữ có yếu tố so sánh về vị ngọt:
Cấu trúc thành ngữ so sánh có yếu tố chỉ vị ngọt trong tiếng Việt được thể hiện dưới dạng:
A + ngọt, + như + B (danh từ, ngữ danh từ/ngữ vị từ)
a. Cụ thể hoá vị của đường, mật:
Bên cạnh cấu trúc so sánh “ngọt như đường”, “ngọt như mật”, tiếng Việt còn có những liên tưởng so sánh cụ thể hoá vị của đường, mật, như: ngọt như đường phèn, ngọt như đường cát, ngọt như mật ong, ngọt như mật mía, ngọt như mật hoa,…
Ví dụ:
+ Mận Hoà An nổi tiếng xưa nay. Đặc biệt là loại mận da đỏ hồng, đặc ruột, hột nhỏ, vị ngọt như đường phèn.
+ Cuối cùng mọi người quyết định lấy chất vị ngọt như đường cát của loạt trái này để gọi là xoài cát.
+ Maple syrup, không hiểu nhiều bạn đã ăn qua chưa nhưng quả thật nó rất ngon. Ăn có vị caramel, lại ngọt như mật ong nhưng không quá sắc.
b. Liên tưởng bằng các vật mẫu khác:
Ngoài những thành ngữ so sánh vị ngọt với đường, mật và các vị cụ thể khác của đường, mật, khi miêu tả vị ngọt, tiếng Việt còn sử dụng rất nhiều yếu tố liên tưởng khác để diễn đạt những cảm nhận khác nhau, những dụng ý khác nhau, như: ngọt như mía, ngọt như mía lùi, ngọt như kẹo, ngọt như kem, ngọt như cam thảo…
Ví dụ:
- Viên kẹo trong miệng nó tan rất nhanh nhưng cái vị ngọt như mía và thoang thoảng hương hoa bưởi như còn luẩn quẩn đâu đó trong hốc mũi.
- Vị của hóp tươi ngấm vào cơm thơm cộng thêm mùi thơm của lá dong tạo nên vị ngọt như mía lùi.
- Mật rắn không đắng như mật các loài động vật khác, nếm vào hơi đắng nhưng sau có vị ngọt như cam thảo.
Kết Luận
Chắc chắn, khi bạn nghe thấy cụm từ "ngọt như mía lùi" một lần nữa, bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc và giàu cảm xúc hơn. Bạn đã thử trải nghiệm cảm giác này chưa? Hãy để "ngọt như mía lùi" kể cho bạn câu chuyện của riêng mình.
Ý kiến bạn đọc