Chào mừng đến với website baikiemtra.net

Shape Shape
Shape
Shape
Shape Shape
Thứ hai - 18/03/2024 12:50

Soạn giản lược bài ôn tập phần văn học

Bạn đang xem : Soạn giản lược bài ôn tập phần văn học
Soạn văn 12 bài Ôn tập phần Văn học giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn

Phần luyện tập

Câu 1:

Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 có thể chia làm 3 chặng

a. Văn học từ 1945 – 1954

  • Chủ đề: là ca ngợi Tổ Quốc và quần chúng cách mạng, kêu gọi tinh thần đoàn kết, cổ vũ phong trào Nam tiến, biểu dương những tấm gương vì nước quên mình
  • Thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, kịch, lí luận, nghiên cứu và phê bình văn học,... đều đạt được những thành tựu mới. 
  • VD: Đôi mắt (Nam Cao), Làng (Kim Lân), Vùng mỏ (Vò Huy Tâm),Tây tiến (Quang Dũng), Đồng chí (Chính Hữu),....

b. Văn học từ 1955 – 1964

  • Chủ đề: Văn học tập trung thể hiện hình ảnh người lao động,  ca ngợi công cuộc đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đồng thời thể hiện tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt, nói lên nỗi đau chia cắt và thể hiện ý chí thống nhất đất nước.
  • Thể loại:
    • Truyện ngắn: mở rộng đề tài, mở rộng phạm vi thâm nhập đến từng ngóc ngách của đời sống xã hội.
    • Thơ: có sự kết hợp giữa yếu tố lãng mạn và yếu tố hiện thực
    • Kịch đã có những tác phẩm được dư luận chú ý như: Một đảng viên (Học Phi), Ngọn lửa (Nguyễn Vũ)

c. Văn học từ 1965 – 1975

  • Chủ đề: Toàn bộ nền văn học của cả hai miền Nam, Bắc tập trung vào cuộc chiến đấu chống Mĩ cứu nước với chủ đề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
  • Thể loại: Phát triển mạnh mẽ các thể loại truyện kí, thơ, kịch…

Câu 2:

Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 có 3 đặc điểm

  • Văn học vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó mật thiết với vận mệnh chung của đất nước
  • Nền văn học hướng về đại chúng
  • Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

Câu 3:

Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh:

  • Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu phụng sự cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn là chiến sĩ
  • Chú trọng tính chân thật, tính dân tộc của văn học
  • Cầm bút bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng giao tiếp

=> Ý nghĩa: quan điểm sáng tác chi phối đặc điểm sự nghiệp văn học của Bác, tư tưởng sâu sắc, biểu hiện sinh động, đa dạng

Câu 4:

Mục đích:

  • Khẳng định chủ quyền nước ta
  • Bác bỏ luận điệu xảo trá, thực dân Pháp rêu rao trên trường quốc tế
  • Tranh thủ sự ủng hộ quốc tế

Đối tượng

  • Đồng bào cả nước
  • Nhân dân thế giới, lực lượng thù địch
  • Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận, chan chứa tình cảm

Nội dung:

  • Xứng đáng áng thiên cổ hùng văn thứ hai của dân tộc
  • Thể hiện tư tưởng lớn của người đứng đầu đất nước, đề cao quyền con người, dân tộc
  • Tầm nhìn văn hóa của vị lãnh tụ vĩ đại, sự am hiểu tri thức nhân loại

Câu 5:

  • Tố Hữu là nhà thơ trữ tình - chính trị
    • Thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, từ hoạt động cách mạng và tình cảm chính trị của bản thân tác giả.
    • Lí tưởng cách mạng là ngọn nguồn mọi cảm hứng nghệ thuật của Tố Hữu. Lí tưởng thực tiễn cách mạng ở mỗi thời kỳ là đề tài, chủ đề sáng tác của nhà thơ.
    • Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản. Con đường thơ bắt đầu cùng lúc với sự giác ngộ lí tưởng cộng sản, quá trình sáng tác gắn dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 6:

Phân tích những biểu hiện của tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu=> Xem tại đây

Câu 7:

Vấn đề đặt ra và hệ thống luận điểm, cách triển khai lí lẽ và dẫn chứng trong các bài viết Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng), Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi), Đố-xtôi-ép-xki (X.Xvai-gơ) là:

Câu 8:

Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến của Quang Dũng => Xem tại đây

Câu 9:

Câu 10:

Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh.=> Xem tại đây

Câu 11:

Tác phẩm

Nội dung

Nghệ thuật

 

Dọn về làng

- Bức tranh hiện thực sinh động của nhân dân Cao – Bắc – Lạng trong những năm kháng chiến chống Pháp.

- Bức tranh có hai mảng tối và sáng: tối là cuộc sống cơ cực và bị giặc đàn áp của người dân; sáng là cuộc sống hồi sinh, vui tươi sau ngày hoàn toàn giải phóng. 

- Tứ thơ được khơi nguồn từ cảm hứng hồi sinh của dân tộc sau cuộc chiến đấu với kẻ thù

- Ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên và giàu hình ảnh

 

 

Tiếng hát con tàu

- Là sự trăn trở, giục giã lên đường 

- Kỉ niệm về Tây Bắc trong những ngày kháng chiến gian khổ . Khát vọng về với nhân dân, nơi khắc ghi nhiều kỉ niệm nghĩa tình trong kháng chiến.

- Khúc hát lên đường say mê, tin tưởng. Hướng về Tây Bắc trong công cuộc xây dựng đất nước

- Hình ảnh thơ mới lạ, phong phú, có giá trị thẩm mĩ cao, tạo nên những liên tưởng so sánh bất ngờ.

- Sử dụng đa dạng các phương thức sáng tạo hình ảnh: tả thực, so sánh và ẩn dụ

- Sử dụng nhiều thủ phá nghệ thuật với giọng điệu tha thiết, chân thành

- Lời thơ nhiều tầng ý nghĩa, giàu chất trí tuệ

Đò Lèn

- Người cháu nhớ lại hình ảnh lam lũ, tần tảo giữa cuộc sống thường nhật của người bà bên cạnh sự vô tư đến mức vô tâm của người cháu.

- Khổ cuối: Sự thức tỉnh của người cháu trước quy luật đơn giản mà nghiệt ngã của cõi đời để càng đau đớn tiếc xót vì thương bà. 

- Sử dụng thành những những thử pháp nghệ thuật như phép đối và phép so sánh đối chiếu đã tạo nên thành công to lớn trong những vần thơ của ông.

- Ngôn ngữ bình dị, gần gũi nhưng giàu triết lí

Câu 12:

So sánh Chữ người tử tù (Ngữ văn 11, tập một) với Người lái đò sông Đà:

Tiêu chí

Chữ người tử tù

Người lái đò sông Đà

 

 Thống nhất

- Văn phong tài hoa, uyên bác được tổng bằng vốn kiến thức phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực

- Nhân vật trong sáng tác được quan sát và tái hiện từ phương diện thẩm mĩ, văn hóa, đều là người nghệ sĩ tài hoa, điêu luyện trong nghề nghiệp của mình

- Những cảm xúc mãnh liệt có tác động mạnh mẽ tới suy nghĩ, giác quan của người nghệ sĩ

- Ngôn ngữ được sử dụng được chọn lựa kĩ lưỡng, chau chuốt, những từ ngữ chỉ mức độ được đẩy lên đến đỉnh cao

 

 

Khác biệt

- Nhân vật là người trí thức đương thời với khí phách hiên ngang, oai phong - hình ảnh biểu trưng của lớp nhà nho cuối mùa “bất đắc chí”

- Vẻ đẹp được khắc họa là vẻ đẹp chỉ còn là vang bóng trong quá khứ: thú chơi chữ thanh cao, tao nhã của người xưa

- Khung cảnh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc với con sông Đà vừa hung bạo, dữ dội lại vừa đằm thắm, trữ tình.

- Nhân vật là người lao động đời thường vô danh - hình ảnh biểu trưng của con người hiện đại trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước chế độ mới.

- Vẻ đẹp được khắc họa là vẻ đẹp của chính những con người bình dị, gắn với cuộc sống lao động: con người dày dạn trên sông nước với tay lái ra hoa

Câu 13:

Cảm hứng thẩm mĩ trong văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông:

  • Vẻ đẹp của sông Hương phong phú, đa dạng và có sự biến chuyển như tâm trạng con người
  • Ngòi bút đặc sắc đầy cảm hứng, tài hoa của tác giả trong thể loại bút kí

So sánh liên tưởng độc đáo cùng với hiểu biết sâu rộng về lịch sử văn hóa, nghệ thuật

  • Ngôn ngữ giàu chất tạo hình, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, so sánh

 

Share:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết