Chào mừng đến với website baikiemtra.net

Shape Shape
Shape
Shape
Shape Shape
Thứ ba - 12/03/2024 01:43

Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Việt Bắc

Bạn đang xem : Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Việt Bắc
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 12 bài Việt Bắc (Phần hai: Tác phẩm). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Trong bài thơ Việt Bắc , hình ảnh người dân miền núi được thể hiện qua hình ảnh hoán dụ nào?

  • A. Hoa chuối đỏ tươi
  • B. Măng mai
  • C. Mận nở trắng rừng
  • D. Áo chàm

Câu 2: Thông tin nào sau đây đây là đúng về bài thơ "Việt Bắc"?

  • A. Là bài thơ mở đầu của tập thơ "Việt Bắc".
  • B. Là bài thơ nằm ở phần mở đầu của tập thơ "Việt Bắc".
  • C. Nằm ở phần giữa của tập thơ "Việt Bắc".
  • D. Nằm ở phần cuối của tập thơ "Việt Bắc".
Câu 3: Bài thơ Việt Bắc thể hiện sự nhớ nhung trong sự chia ly giữa
  • A. Cuộc chia tay hư cấu với dụng ý nghệ thuật của tác giả.
  • B. giữa "mình" với "ta", hai con người trẻ tuổi đang có tình cảm mặn nồng với nhau.
  • C.  giữa người kháng chiến với người dân Việt Bắc.
  • D.  giữa hai người bạn đã từng gắn bó trong những năm kháng chiến

Câu 4: Bài thơ "Việt Bắc" có đặc điểm gì? .

  • A. Là bài thơ dài nhất trong tập thơ "Việt Bắc"
  • B. Là bài thơ lục bát duy nhất trong tập thơ "Việt Bắc"
  • C. Là bài thơ duy nhất trong tập thơ "Việt Bắc" viết về hình ảnh Bác Hồ
  • D. Là bài thơ thể hiện rõ nhất cái tôi nhân danh cộng đồng, dân tộc, cách mạng trong thơ Tố Hữu.

Câu 5: Bài "Việt Bắc" mang đặc điểm nào sau đây?

  • A. Trữ tình-đạo đức
  • B. Sử thi-trữ tình
  • C. Sử thi-đạo đức
  • D. Sử thi - dân gian

Câu 6: Nội dung chính của bài thơ "Việt Bắc" là gi?

  • A. Ca ngợi cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộC.
  • B. Khúc hát ca ngợi tình cảm, ân tình, thuỷ chung của các chiến sĩ ta đối với nhân dân Việt BắC.
  • C. Khúc hát ngợi ca tình đồng chí, đồng đội trong kháng chiến.
  • D. Khúc hát ngợi ca con người và cảnh sắc núi rừng Việt BắC.

Câu 7: Dòng nào sau đây chưa đúng với bài thơ "Việt Bắc"?

  • A. Bài thơ sử dụng lối kết cấu quen thuộc của ca dao dân ca – theo lối đối đáp của mình – tA.
  • B.Hình thức là đối thoại, nhưng là sự phân thân của cái "tôi" trữ tình để bộc lộ tâm trạng đầy đủ sâu sắC.
  • C. Giọng thơ có nét gần với hát ru – ngọt ngào, nhịp nhàng, thấm đựơm nghĩa tình.
  • D.Các hình ảnh thơ đầy tính sáng tạo, mới lạ và đậm chất triết lý.

Câu 8: Biểu hiện rõ nhất của bản chất ca dao trong bài thơ "Việt Bắc" là ở phương diện nào?

  • A. Thể thơ lục bát.
  • B.Hình ảnh thiện nhiên và con người đậm màu sắc dân tộC.
  • C. Hình thức đối đáp của mình và ta.
  • D.  Các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, hoán dụ phong phú.   

Câu 9: Cấu tứ của bài thơ là cuộc chia tay của "mình – ta". Dòng nào dưới đây hiểu dúng cuộc chia tay đó?

  • A. Là cuộc chia tay đầy lưu luyến của 2 người yêu nhau.
  • B. Là cuộc chia tay của những người bạn từng gắn bó sâu nặng dài lâu.
  • C. Cuộc chia tay giữa người kháng chiến và người dân Việt BắC.
  • D.Mình, ta đều là chủ thể trữ tình - đều là một phần của đời sống thi sĩ đã trải qua bao năm ở Việt BắC. Đó là phần đời này trò chuyện quyến luyến với phần đời kia.
Câu 10: Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, nỗi nhớ Việt Bắc được so sánh với:
  • A. Nhớ người yêu. 
  • B. Nhớ cha mẹ.
  • C. Nhớ bạn bè. 
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 11: "Mình về mình có nhớ ta/mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng"…Thời gian "Mười lăm năm ấy" trong câu thơ trên nên hiểu như thế nào?

  • A. Chỉ là một cách nói thời gian tượng trưng, không có tính xác định.
  • B. Là thời gian tính từ thời kháng Nhật đến kháng chiến chống Pháp thắng lợi.
  • C.Là thời gian tính từ sau Cách Mạng tháng Tám đến khi miền Bắc bước vào xây dựng xã hội chủ nghĩA.
  • D. Là sự vận dụng sáng tạo từ câu thơ trong "Truyện Kiều".

Câu 12: Trong bài "Việt Bắc", sau 8 dòng thơ mở đầu là mạch thơ hoài niệm (nhớ) về "mười lăm năm ấy" theo trật tự nào dưới đây?

  • A. Đầu tiên là hoài niệm về thời tiền khởi nghĩa; tiếp đó là nhớ những kỉ niệm trong kháng chiến chống Pháp.
  • B. Đầu tiên là nhớ về những kỉ niệm trong kháng chiến chống Pháp; rồi nỗi nhớ tiếp tục lùi xa về những kỉ niệm của thời tiền khởi nghĩA.
  • C. Có sự đan xen nỗi nhớ về 2 thời kì tiền khởi nghĩa và kháng chiến chống Pháp.
  • D. Khởi đầu là nỗi nhớ chung về cả 2 thời kì; sau đó nhớ về thời kháng chiến; rồi lùi xa hơn về thời tiền khởi nghĩa.
Câu 13: Cụm địa danh nào sau đây không có trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?
  • A. Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
  • B. Mường Thanh, Sài Khao, Mường Lát
  • C. Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê.
  • D. Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên.

 Câu 14: Dòng nào chưa nói đúng đặc điểm của hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc trong hoài niệm của nhà thơ?

  • A. Mang vẻ đẹp đa dạng trong không gian, thời gian khác nhau.
  • B.  Gắn bó con người.
  • C. Là thiên nhiên thơ mộng không hề dữ dội..
  • D.Có sự thay đổi theo từng mùA.

Câu 15: Trong đoạn thơ nhớ về cảnh Việt Bắc bốn mùa, tác giả nhớ về cảnh ở mùa nào trước tiên?

  • A.  Xuân. 
  • B. Hạ.
  • C. Thu
  • D. Đông

Câu 16: Ý nào chưa nói đúng về âm thanh của cảnh Việt Bắc trong nỗi nhớ của người kháng chiến được thể hiện trong bài thơ?

  • A. Tiềng mõ từng chiều.
  • B. Chày đêm nện cối.
  • C. Tiếng suối như tiếng hát ân tình.
  • D. Tiếng ve kêu.

Câu 17: Trong số các hình ảnh sau đây trong bài thơ hình ảnh nào chưa gợi rõ nét riêng của con người Việt Bắc?

  • A.  Dân công đỏ đuốc.
  • B.  Người mẹ đưa con lên rẫy.
  • C. Cô gái hái măng một mình.
  • D. Con người trên đèo cao với dao cài thắt lưng

Câu 18: Vẻ đẹp tiêu biểu của con người Việt Bắc mà Tố Hữu tập trung ca ngợi nhất trong bài thơ là gì?

  • A. Cần cù chịu khó trong lao động.
  • B. Đầy nghĩa tình.
  • C. Căm thù giặc.
  • D. Lạc quan, tin tưởng vào kháng chiến.
Câu 19: Bốn mùa trong bức tranh tứ bình về cảnh và người Việt Bắc (từ câu: "Ta về mình có nhớ ta.... Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung") được sắp xếp theo trình tự nào sau đây?
  • A. Thu - Đông - Xuân - Hạ.
  • B. Đông - Xuân - Hạ - Thu.
  • C. Xuân - Hạ - Thu - Đông.
  • D. Hạ - Thu - Đông - Xuân.

Câu 20: Trong đoạn thơ diễn tả về "Tin vui chiến thắng trăm miền", địa danh nào được nhà thơ nhắc dến đầu tiên?

  • A. Tây Bắc   
  • B. Việt Bắc 
  • C. Hoà Bình
  • D. Điện Biên

Share:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết