Chào mừng đến với website baikiemtra.net

Shape Shape
Shape
Shape
Shape Shape
Thứ tư - 13/03/2024 01:13

Soạn giản lược bài đất nước (Nguyễn Đình Thi)

Bạn đang xem : Soạn giản lược bài đất nước (Nguyễn Đình Thi)
Soạn văn 12 bài Đất nước (Nguyễn Đình Thi) giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn

Nội dung bài soạn

Câu 1:

  • Bố cục bài thơ gồm 2 phần.
    • Phần 1: Từ đầu đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”. Từ cảm xúc về mùa thu dẫn tới niềm tự hào về đất nước, tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc.
    • Phần 2: Đoạn còn lại cảm xúc về một đất nước đau thương mà anh hùng trong kháng chiến.
  • Mối quan hệ giữa các phần của bài thơ: Đó là quan hệ bổ sung cho cảm hứng tổng hợp về đất nước từ hiện tại hồi tưởng về quá khứ

Câu 2:

Hình ảnh về mùa thu Hà Nội trong  hoài niệm của nhà thơ có điểm đặc sắc:

  • Thiên nhiên: thời gian buổi sớm chớm lạnh, không gian: phố dài xao xác hơi may, hương vị cốm, ... cảnh hiện lên đẹp nhưng buồn và vắng lặng.
  • Con người: ra đi đầu không ngoảnh lại đó là tư thế thể hiện sự ra đi vì lí tưởng cứu nước quyết tâm, dứt khoát nhưng vẫn biết sau lưng thềm nắng lá rơi đầy, vẫn có gì đó khiến cho chiến sĩ bịn rịn bâng khuâng.

=> Đoạn thơ đã diễn tả thành công hình ảnh mùi hương của mùa thu Hà Nội. Đó là một bức tranh đẹp nhưng phảng phất nỗi buồn.

Câu 3:

Phân tích đoạn thơ “Mùa thu nay khác rồi” đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”=> Tham khảo bài viết: Tại đây

Câu 4:

Cảm nhận của tác giả:

Khổ thơ mở đoạn: “Ôi những cánh đồng...nhớ mắt người yêu”- vừa thể hiện nỗi đau thương khôn cùng của quê hương, tố cáo đanh thép tội ác của quân thù, vừa biểu hiện tình cảm riêng tư của tác giả. Chính sự hòa hợp riêng chung này đã tạo nên chất đôn hậu, ân tình, trìu mến của “Đất nước”.

Các khổ thơ tiếp theo, tác giả diễn tả một đất nước từ trong đau thương căm hờn đã đứng lên chiến đấu kiên cường, những con người vốn hồn hậu, bình dị đã vùng lên với lòng căm thù giặc sâu sắc và tình yêu nước mãnh liệt:

Từ những năm đau thương chiến đấu

[…]

Lòng ta bát ngát ánh bình minh.

Khổ cuối với thể thơ sáu chữ, nhịp thơ nhanh, âm điệu rắn đanh  =>Hình ảnh quật khởi hào hùng của một đất nước trong một bối cảnh rộng lớn. Đó chính là tư thế chiến đấu và chiến thắng lẫm liệt, hào hùng của quân và dân ta trong trận Điện Biên Phủ

Câu 5:

Câu thơ dài ngắn khác nhau, nhịp điệu khi nhanh, khi chậm, gieo vần tự do. Cách lựa chọn hình ảnh gần gũi và có giá trị tượng trưng kết hợp với việc lựa chọn sử dụng những hình ảnh có tính khái quát cao phù hợp với việc diễn tả nội dung tư tưởng và mạch cảm xúc của tác giả. Lời thơ khi trau chuốt đến độ cổ điển, khi giản dị như lời nói thường mà vẫn hàm súc.

  • Tác dụng:
    • Giúp tác giả dựng được một bức tưởng đài đẹp đẽ, sống động về hình ảnh đất nước trong chiến đấu và chiến thắng.
    • Gợi được cảm nhận rõ ràng về sự chiến thắng của dân tộc
    • Những câu thơ dài ngắn khác nhau phù hợp với cảm xúc, tâm trạng thương nhớ bâng khuâng, tình cảm tha thiết. Những câu thơ ngắn diễn tả cảm xúc mạnh mẽ, sôi nổi, hào hùng.

Share:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết