Chào mừng đến với website baikiemtra.net

Shape Shape
Shape
Shape
Shape Shape
Chủ nhật - 17/03/2024 08:30

Soạn giản lược bài Bác ơi! (Bài đọc thêm)

Bạn đang xem : Soạn giản lược bài Bác ơi! (Bài đọc thêm)
Soạn văn 12 bài Bác ơi! (Bài đọc thêm) giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn

Nội dung bài soạn

Câu 1:

Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác Hồ qua đời được diễn tả qua bốn khổ thơ đầu

  • Cảm nhận của con người
    • Đó là sự xót xa, đau đớn qua hành động được thực hiện trong vô thức: chạy về thăm Bác, lần theo lối sỏi quen, đứng dưới thang nhìn lên trên căn nhà sàn của Bác.
    • Sự ngỡ ngàng đến bàng hoàng và không tin vào sự thật rằng Bác đã mất: "Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!"
  • Cảnh vật
    • Hoang vắng, lạnh lẽ, cô đơn: ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa; phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn,...
    • Cảnh vật xinh đẹp, đầy màu sắc và căng tràn nhựa sống trong khu vườn quanh nhà Bác dường như trở nên thừa thãi, cô đơn, vì không ai chắm sóc, cũng không có ai thưởng thức vẻ đẹp, nâng niu chúng nữa: Trái bưởi kia vàng ngọt với ai; thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài, quanh mặt hồ in mây trắng bay....

=> Cảnh vật và con người dường như có sự đồng điệu "Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...". Cả con người và cảnh vật đều khóc thương trước sự ra đi của Bác. Nỗi đau đớn, xót xa, mất mát như bao trùm lên cả thiên nhiên, đất trời và cả lòng người.

Câu 2:

Hình tượng Bác Hồ hiện lên qua sáu khổ thơ tiếp với những đức tính, phẩm chất tốt đẹp, rất đáng trân trọng

  • Về lí tưởng và lẽ sống: chưa lúc nào thôi nhọc lòng vì nỗi thương đời, nỗi nước nhà. Bác chiến đấu vì non sông, đất nước, chăm lo muôn mối như lòng mẹ/ Cho hôm nay và cho mai sau...
  • Cả cuộc đời Người chỉ đấu tranh vì lí tưởng giải phóng con người vĩ đại mà thôi.
  • Về niềm vui và tình thương, ân nghĩa: Sữa để em thơ, lụa để già. Tình thương bao la của Bác là dành cho tất cả mọi người, bất kể quốc gia, dân tộc. 
  • Đức tính khiêm tốn, giản dị và sự hi sinh quên mình của Bác được thể hiện qua các chi tiết: Nâng niu tất cả, chỉ quên mình; một đời thanh bạch, chẳng vàng son/mong manh áo vải, hồn muôn trượng/Hơn tượng động phơi những lối mòn. Bác yêu tất cả mọi người, nâng niu từ những thứ nhỏ nhất, chỉ quên đi bản thân mình. Bác có thể sống cực khổ, thiếu thốn dù bản thân mình là lãnh tụ để nhường những gì tốt nhất cho người khác.

Câu 3:

Cảm nhận của người Việt Nam trước sự ra đi của Bác:

  • Nỗi nhớ khôn nguôi của những người con Việt Nam với người cha già vĩ đại của dân tộc khi phải chấp nhận sự thật đau đớn rằng Bác đã không còn nữa.
  • Bác đã về với Mác - Lê-nin, những con Người Hiền tạo nên sự thay đổi, diện mạo mới cho nhân loại và chắc chắn sự nghiệp cách mạng, lí tưởng chiến đấu, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của Bác sẽ còn ở lại mãi, soi sáng cho dân tộc Việt Nam vững bước đi lên, phát triển và giàu mạnh.
  • Thương Bác, nhớ Bác, đau đớn bao nhiêu thì nhân dân Việt Nam sẽ vươn lên mạnh mẽ bấy nhiêu để Bác yên lòng và hoàn thành tâm nguyện suốt cuộc đời của Bác, cả dân tộc sẽ vẫn vững bước, quyết tâm chiến đấu với kẻ thù, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đây cũng chính là tâm nguyện của cả dân tộc Việt Nam.

Share:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết