Chào mừng đến với website baikiemtra.net

Shape Shape
Shape
Shape
Shape Shape
Chủ nhật - 17/03/2024 08:32

Nội dung chính bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Bạn đang xem : Nội dung chính bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1.

Bài Làm:


A. Ngắn gọn những nội dung chính

 1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm

Các thao tác lập luận đã học là: Chứng minh, Giải thích, Phân tích, So sánh, Bình luận. Bác bỏ: 

 

B. Nội dung chính cụ thể

Các thao tác lập luận đã học:

  • Chứng minh: dùng dẫn chứng, lí lẽ để người đọc (người nghe) tin một vấn đề nào đó trong đời sống hoặc trong văn học
  • Giải thích: Dùng lí lẽ, dẫn chứng để giúp người đọc (người nghe) hiểu rõ hơn về một vấn đề nào đó.
  • Phân tích: chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố, bộ phận để xem xét giúp ta hiểu cặn kẽ, thấu đáo rồi khái quát
  • So sánh: đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng một sự vật, hiện tượng để chỉ ra những nét giống hoặc khác nhau giữa chúng. Từ việc so sánh, đối chiếu ấy, ta thấy được đặc điểm, giá trị của mỗi sự vật, hiện tượng được so sánh
  • Bình luận: đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn bạc của mình về hiện tượng, vấn đề
  • Bác bỏ: dùng lí lẽ, dẫn chứng để gạt bỏ những quan niệm, ý kiến sai lệch, thiếu chính xác để bảo vệ ý kiến đúng đắn.

Ví dụ: Trong đoạn trích của bản Tuyên ngôn độc lập Bác Hồ đã vận dụng kết hợp các thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bình luận.

  • Bình luận về hành động và những chính sách của Pháp lên đất nước Việt Nam: Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
  • Phân tích các khía cạnh, bình diện mà Pháp đã thi hành những chính sách nhằm cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Đó là khía cạnh: về chính trị, về kinh tế
  • Chững minh: Bác đưa ra hàng loạt những dẫn chứng xác thực vềnhững chính sách về các mặt chính trị, kinh tế mà Pháp đã thực thi trên đất nước ta nhằm đạt được mục đích cuối cùng của chúng. 

Share:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết