Chào mừng đến với website baikiemtra.net

Shape Shape
Shape
Shape
Shape Shape
Thứ tư - 21/02/2024 10:27

Những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quan điểm đó giúp anh/chị hiểu sâu sắc thêm văn thơ của Người như thế nào?

Bạn đang xem : Những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quan điểm đó giúp anh/chị hiểu sâu sắc thêm văn thơ của Người như thế nào?

Câu 1 (SGK - trang 29) Những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quan điểm đó giúp anh/chị hiểu sâu sắc thêm văn thơ của Người như thế nào?

Bài Làm:

a. Hồ Chí Minh xem văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp CM. Nhà văn cũng là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

- Nhà văn cũng phải ở giữa cuộc đời, góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội: “Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp …biết xung phong”. Chất “thép” ở đây chính là tính chiến đấu của thơ ca và văn học nghệ thuật. . Chất “thép” còn là bản lĩnh cứng cỏi của người cầm bút.  Người đã từng khẳng định: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

b. Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc trong văn học.

- Người căn dặn nhà văn phải miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn hiện tượng phong phú của đời sống và phải giữ cho tình cảm chân thật. Mặt khác, nên đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ, chú ý phát huy cốt cách dân tộc và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

- Người phê phán những tác phẩm “chất mơ mộng nhiều quá, mà cái chất thật của sự sinh hoạt rất ít”. Người yêu cầu văn nghệ sĩ phải “miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn” những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng, phải chú ý nêu gương “người tốt, việc tốt”, uốn nắn và phê phán cái xấu. Tính chân thật vốn là cái gốc của văn chương xưa nay.

c. Người luôn xác định mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm.

- Người nêu kinh nghiệm chung cho hoạt động báo chí và văn chương: “Viết cho ai?”, “Viết để làm gì?”, “Viết cái gì?” và “Cách viết thế nào?”.

- Người chú ý đến quan hệ giữa phổ cập và nâng cao trong văn nghệ. Phổ cập không có nghĩa là hạ thấp phẩm chất của văn chương, mà phải tiếp tục nâng cao phẩm chất ấy, qua đó nâng dần trình độ thưởng thức nghệ thuật, trình độ thẩm mĩ của nhân dân. Các khía cạnh trên liên quan đến nhau trong ý thức và trách nhiệm của người cầm bút.

Share:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết