Chào mừng đến với website baikiemtra.net

Shape Shape

    Hướng dẫn

    Shape
    Shape
    Shape Shape
    Thứ năm - 11/05/2023 20:32    

    Top 5+ đề thi cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 2

    Bạn đang xem : Top 5+ đề thi cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 2

    BỘ 05 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1

    MÔN: TIẾNG VIỆT 2 – ĐỀ 1
    A. KIỂM TRA ĐỌC:
    I. ĐỌC HIỂU:
    1. Đọc thầm: 
    Sự tích hoa tỉ muội
    Ngày xưa, có hai chị em Nết và Na mồ côi cha mẹ, sống trong ngôi nhà nhỏ bên sườn núi. Nết thương Na, cái gì cũng nhường em. Đêm đông, gió ù ù lùa vào nhà, Nết vòng tay ôm em:
    - Em rét không?
    Na ôm choàng lấy chị, cười rúc rích:
    - Ấm quá!
    Nết ôm em chặt hơn, thầm thì:
    - Mẹ bảo chị em mình là hai bông hoa hồng, chị là bông to, em là bông nhỏ. Chị em mình mãi bên nhau nhé!
      Na gật đầu. Hai chị em cứ thế ôm nhau ngủ.
    Năm ấy, nước lũ dâng cao, nết cõng em chạy theo dân làng đến nơi an toàn. Hai bàn chân Nết rớm máu. Thấy vậy, Bụt thương lắm. Bụt liền phẩy chiếc quạt thần. Kì lạ thay, bàn chân Nết bỗng lành hẳn. Nơi bàn chân Nết đi qua mọc lên những khóm hoa đỏ thắm. Hoa kết thành chùm, bông hoa lớn che chở cho nụ hoa bé nhỏ. Chúng cũng đẹp như tình chị em của Nết và Na.
    Dân làng đặt tên cho loài hoa ấy là hoa tỉ muội.
                                                                          Theo Trần Mạnh Hùng
    2.  Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu:

    Câu 1:  (0.5 điểm)  Những chi tiết cho thấy chị em Nết và Na sống rất đầm ấm?
             A. cài gì cũng nhường em          B. vòng tay ôm em ngủ          
             C. Nết thương Na                       D. Tất cả các ý trên.
    Câu 2: (0.5 điểm)  Nước lũ dâng cao chị Nết đưa Na đến nơi an toàn bằng cách nào?
        A.    Nết dìu Na chạy.                                 B.  Nết cõng em chạy theo dân làng
        C.  Nết bế Na chạy                                    D.  Nết dẫn em đi theo dân làng.
    Câu 3: (0.5 điểm)  Nơi bàn chân Nết đi qua mọc lên những khóm hoa:
        A. khóm hoa đỏ thắm.                                 B. khóm hoa trắng.                                 
        C.  khóm hoa vàng.                                      D.  khóm hoa xanh.                                
    Câu 4: (1 điểm)  Xếp các từ sau thành nhóm thích hợp: đỏ thắm, bé nhỏ, chạy theo, cõng, đẹp, đi qua, cao, gật đầu.
    a. Từ ngữ chỉ hoạt động: .............................................................................................
    b. Từ ngữ chỉ đặc điểm:................................................................................................
    Câu 5: (0.5 điểm)  Bài văn cho em thấy tình cảm của chị em Nết và Na như thế nào ?
    .........................................
    .........................................
    Câu 6: (1 điểm) Từ nào chỉ hoạt động?
               A. ngôi trường                      B.  cánh hoa                 
               C.  đọc bài                             D. bàn ghế.
    Câu 7: (0.5 điểm) Câu nào là câu nêu đặc điểm?
               A.  Mái tóc của mẹ mượt mà.         B.  Bố em là bác sĩ.
               C.  Em đang viết bài.                      D. Không trả lời cho câu hỏi nào.
    Câu 8:  (1 điểm) Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than vào chỗ chấm.
    Bố: Nam ơi    … Con hãy đặt một câu có từ đường nhé …       
    Con: Bố em đang uống cà phê…
    Bố: Thế từ đường đâu…
    Con: Dạ từ đường có trong cốc cà phê rồi ạ        
    Câu 9:  (0.5 điểm) Viết một câu nêu đặc điểm về một bạn trong lớp?
    .........................................
    .........................................
    B. KIỂM TRA VIẾT
    1. Chính tả : 15 phút (4điểm) 
    NHÍM NÂU KẾT BẠN
     (Sách Tiếng Việt 2,tập 1 /91)
    (Viết đoạn: Từ “Thấy nhím trắng đến lạnh giá”.)

    2. Tập làm văn: 25 phút (6 điểm)
     Đề bài:  Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 câu đến 5 câu) thể hiện tình cảm của em đối với người thân.
    ĐÁP ÁN ĐỀ 1
    I. Đọc(10 điểm)
    1. Đọc thành tiếng: (4 điểm) GV kết hợp kiểm tra qua các tiết ôn tập cuối học kì.
           - GV ghi tên các bài tập đọc, đánh số trang vào phiếu để HS bắt thăm. HS đọc xong GV nêu câu hỏi gắn với nội dung bài đọc để HS trả lời.
           + HS đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ 40 tiếng/ 1 phút: 1 điểm.
           + Đọc đúng tiếng, từ không đọc sai quá 5 tiếng: 1 điểm.
           + Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ: 1 điểm.
           + Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
    2. Đọc hiểu : (6 điểm)    
    - Câu 1; 2; 3; 6; 7: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
    1.  D              2. B             3. A
    4. Từ chỉ hoạt động: Chạy theo, cõng, đi qua
        Từ chỉ đặc điểm: đỏ thắm, bé nhỏ, đẹp, cao.
     5. Trả lời theo ý hiểu.      
    6. C     7.A
    Bố: Nam ơi! Con hãy đặt một câu có từ đường nhé!     
    Con: Bố em đang uống cà phê.
    Bố: Thế từ đường đâu?
    Con: Dạ từ đường có trong cốc cà phê rồi ạ.       

    II. Viết :  (10đ)
     1. Chính tả (4 điểm)
     - Bài viết sạch sẽ, rõ ràng, trình bày đúng quy định, đúng tốc độ, đúng cỡ chữ, kiểu chữ, không mắc quá 2 lỗi chính tả (4 điểm)
    - Trừ điểm theo từng lỗi cụ thể (chữ viết không đều; mắc cùng một lỗi nhiều lần chỉ trừ điểm một lần…)
    2. Tập làm văn (6 điểm)
    - HS viết được đoạn văn từ  4 - 5 câu theo đúng nội dung đề bài (3 điểm).
    - Kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm.
    - Kĩ năng dùng từ đặt câu: 1 điểm.
    - Có sáng tạo: 1 điểm.
    Mẫu 1
    Bố là người mà em rất yêu quý. Hàng ngày, bố phải dậy sớm đi làm. Công việc của bố em rất bận rộn. Vào thời gian rảnh, bố lại dạy em học, đưa em đi chơi. Lúc đó, em cảm thấy rất hạnh phúc. Khi em mắc lỗi, bố thường nghiêm túc phê bình. Nhưng em không thấy sợ mà kính trọng bố hơn. Em mong bố sẽ luôn khỏe mạnh để là chỗ dựa vững chắc cho hai mẹ con.
    Mẫu 2
    Trong gia đình, anh trai là người gắn bó nhất với em. Mỗi khi có bài tập khó, anh đều giảng bài giúp em. Anh còn đưa em đi chơi, mua đồ ăn ngon, bảo vệ em. Em cảm thấy anh trai của mình rất tuyệt vời. Em rất yêu quý anh trai của mình.
    Mẫu 3
    Em rất tự hào về chị gái của mình. Chị của em rất xinh đẹp, hiền dịu. Ở nhà, chị luôn nhường nhịn em. Chị còn dạy em học bài, giúp em vẽ tranh. Mỗi dịp sinh nhật, chị thường tặng những món quà mà em thích. Em cảm thấy rất hạnh phúc khi nhận được chúng. Em mong chị gái của mình sẽ luôn khỏe mạnh.
    Mẫu 4
    Em gái của em rất đáng yêu. Bé mới chỉ có mười tháng tuổi thôi. Ở nhà, mọi người hay gọi em là Bông. Em ăn rất khỏe, ngủ cũng rất ngoan. Mỗi khi đi học về, em lại chơi cùng với Bông. Em rất thích được ôm bé vào lòng. Em mong rằng Bông sẽ hay ăn, chóng lớn. Em yêu em gái lắm.
     
     

    MÔN: TIẾNG VIỆT 2 – ĐỀ 2
    I. KIỂM TRA ĐỌC:
    1. Đọc thành tiếng : Học sinh bốc thăm các bài đọc dưới đây và đọc 1-2 đoạn trong bài kết hợp trả lời 1 câu hỏi: Làm việc thật là vui; Cô giáo lớp em; Yêu lắm trường ơi; Khi trang sách mở ra; Sự tích hoa tỉ muội; Cánh cửa nhớ bà.
    2. Đọc hiểu :
    Đọc thầm bài :               
    CHỮ A VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN
    Tôi là chữ A. Từ lâu, tôi đã nổi tiếng. Hễ nhắc đến tên tôi, ai cũng biết. Khi vui sướng quá, người ta thường reo lên tên tôi. Khi ngạc nhiên, sủng sốt, người ta cũng gọi tên tôi.
    Tôi đứng đầu bảng chữ cái tiếng Việt. Trong bảng chữ cái của nhiều nước, tôi cũng được người ta trân trọng xếp ở đầu hàng. Hằng năm, cứ đến ngày khai trường, rất nhiều trẻ em làm quen với tôi trước tiên.
    Tôi luôn mơ ước chỉ mình tôi làm ra một cuốn sách. Nhưng rồi, tôi nhận ra rằng, nếu chỉ một mình, tôi chẳng thể nói được với ai điều gì. Một cuốn sách chỉ toàn chữ A không thể là cuốn sách mà mọi người muốn đọc. Để có cuốn sách hay, tôi cần các bạn B, C, D, Đ, E,...
    Chúng tôi luôn ở bên nhau và cần có nhau trên những trang sách. Các bạn nhỏ hãy gặp chúng tôi hằng ngày nhé!
    (Theo Trần Hoài Dương)

    Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu:
    1. Trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ A đứng ở vị trí nào? (1đ)
    a. Chữ A đứng ở vị trí đầu tiên.          b. Chữ A đứng ở vị trí thứ hai.
    c. Chữ A đứng ở vị trí thứ ba.             d. Chữ A đứng ở vị trí thứ tư.
    2. Chữ A muốn nhắn nhủ điều gì với các bạn?
    a. Chăm viết chữ cái                           b. Chăm đọc sách
    c. Chăm xếp các chữ cái.                    d. Chăm tìm chữ cái.
    3. Điền từ thích hợp trong ngoặc đơn vào câu sau:
    Chúng tôi luôn ở bên nhau và cần có nhau trên những……………………
    (nẻo đường, trang sách, chặng đường, quyển vở)
    4. Trong các từ ngữ sau, từ nào chỉ cảm xúc: chữ A; khai trường; vui sướng; mơ ước.
    a. Chữ A                                            b. Khai trường
    c. Vui sướng         .                            d. Mơ ước.

    II. KIỂM TRA VIẾT:
    1. Viết chính tả: Sự tích hoa tỉ muội. (TV 2, tập 1, trang 109, 110)
                                 
                                 
                                 
                                 
                                 
                                 
                                 
                                 
                                 
                                 
                                 
                                 
                                 
                                 
                                 
                                 
                                 
                                 
                                 
                                 
    2. Viết đoạn:   Viết đoạn văn từ 3 - 4 câu tả đồ dùng học tập của em.
    Gợi ý :
    - Em chọn tả đồ dùng học tập nào?
    - Nó có đặc điểm gì?
    - Nó giúp ích gì cho em trong học tập?
    - Em có nhận xét hay suy nghĩ gì về đồ dùng học tập đó?
    Bài làm
                                 
                                 
                                 
                                 
                                 
                                 
                                 
                                 
                                 
                                 
                                 
                                 
                                 
                                 
                                 
     
     
    ĐÁP ÁN ĐỀ 2
    I. ĐỌC : 10 điểm
    1. Đọc thành tiếng: 6 điểm
    Giáo viên cho học sinh bốc thăm các bài đọc dưới đây và yêu cầu các em đọc 1-2 đoạn (giáo viên linh động vào độ dài của đoạn).
    Bài: Làm việc thật là vui; Cô giáo lớp em; Yêu lắm trường ơi; Khi trang sách mở ra; Sự tích hoa tỉ muội; Cánh cửa nhớ bà.
    + HS đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ 40 tiếng/ 1 phút: 2 điểm.
    + Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ: 2 điểm.
    + Đọc đúng tiếng, từ không đọc sai quá 5 tiếng: 1 điểm.
    + Trả lời đúng câu hỏi: 1 điểm.
    2. Đọc hiểu : 4 điểm
    1. Trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ A đứng ở vị trí nào? (1đ) (M1)
    Đáp án: a. Chữ A đứng ở vị trí đầu tiên.              
    2. Chữ A muốn nhắn nhủ điều gì với các bạn? (1đ) (M2)
    Đáp án: b. Chăm đọc sách
    3. Điền từ thích hợp trong ngoặc đơn vào câu sau: (1đ) (M2)
    Đáp án: Chúng tôi luôn ở bên nhau và cần có nhau trên những trang sách
    4. Trong các từ ngữ sau, từ nào chỉ cảm xúc: chữ A; khai trường; vui sướng; mơ ước. (1đ) (M3).
    Đáp án: c. Vui sướng
    II. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm
    1. Viết chính tả: 6 điểm: Sự tích hoa tỉ muội. (TV 2, tập 1, trang 109, 110)
    “Năm ấy, nước lũ dâng cao, Nết cõng em chạy theo dân làng đến nơi an toàn. Hai bàn chân Nết rớm máu. Thấy vậy, Bụt thương lắm. Bụt liền vẩy chiếc quạt thần. Kì lạ thay, bàn chân Nết bỗng lành hẳn”.
    - HS Bài viết sạch sẽ, rõ ràng, trình bày đúng quy định, đúng tốc độ, đúng cỡ chữ, kiểu chữ,  (4 điểm).
    - Kĩ năng viết đúng các từ ngữ khó, dấu thanh. Biết viết hoa tên riêng, viết hoa đầu câu: 2 điểm. (nếu sai 1 từ hoăc dấu thanh trừ 0.25điểm)
    2. Viết đoạn: 4 điểm  Viết đoạn văn từ 3-4 câu tả đồ dùng học tập của em.
    - HS viết được đoạn văn từ  3 – 4 câu theo đúng nội dung đề bài (3 điểm).
    - Kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả, dùng từ đặt câu đúng:  0.5 điểm.
    - Có sáng tạo: 0.5 điểm.
     
    MÔN: TIẾNG VIỆT 2 – ĐỀ 3
    1. Đọc hiểu (2 điểm)
    II. Đọc thầm văn bản sau:
    CÁNH ĐỒNG CỦA BỐ
          Bố tôi vẫn nhớ mãi cái ngày tôi khóc, tức cái ngày tôi chào đời. Khi nghe tiếng tôi khóc, bố thốt lên sung sướng “Trời ơi, con tôi!”. Nói rồi ông áp tai vào cạnh cái miệng đang khóc của tôi, bố tôi nói chưa bao giờ thấy tôi xinh đẹp như vậy. Bố còn bảo ẵm một đứa bé mệt hơn cày một đám ruộng. Buổi tối, bố phải đi nhẹ chân. Đó là một nỗi khổ của bố. Bố tôi to khoẻ lắm. Với bố, đi nhẹ là một việc cực kì khó khăn. Nhưng vì tôi, bố đã tập dần. Bố nói, giấc ngủ của đứa bé đẹp hơn một cánh đồng. Đêm, bố thức để được nhìn thấy tôi ngủ - cánh đồng của bố.
    Theo Nguyễn Ngọc Thuần
    2. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
    Câu 1: (M1- 0,5đ) Bố vẫn nhớ mãi ngày nào?
    A. Ngày bạn nhỏ trong đoạn văn khóc.
    B. Ngày bạn nhỏ chào đời.
    C. Cả 2 đáp án trên đều đúng.
    Câu 2: (M1- 0,5đ) Ban đêm người bố đã thức để làm gì?
    A. Làm ruộng.
    B. Để bế bạn nhỏ ngủ.
    C. Để được nhìn thấy bạn nhỏ ngủ.
    Câu 3: (M2- 0,5đ) Câu “Bố tôi to khoẻ lắm.” được viết theo theo mẫu câu nào?
    A. Câu nêu đặc điểm.
    B. Câu nêu hoạt động.
    C. Câu giới thiệu.
    Câu 4: (M3- 0,5đ) Đặt một câu nêu hoạt động để nói về tình cảm của người bố dành cho con.
    III. Viết
    1. Nghe- viết (2,5 đ) Cây xấu hổ (Sách TV lớp 2 tập 1 trang 31; từ Nhưng những cây cỏ đến vội bay đi)
    Cây xấu hổ
    .........................................................
    Bài tập (0,5 đ). Điền r/d/gi vào chỗ chấm
    .....a vào            .....a đình              ...ành dụm
    2. Viết đoạn văn từ 3-4 câu tả đồ dùng học tập của em.
    G :
    - Em chọn tả đồ dùng học tập nào?
    - Nó có đặc điểm gì?
    - Nó giúp ích gì cho em trong học tập?
    - Em có nhận xét hay suy nghĩ gì về đồ dùng học tập đó?
     
    ĐÁP ÁN ĐỀ 3
    I. Đọc to :3 điểm
    - Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hợp lí, đảm bảo tốc độ 60 -70 tiếng/ phút chấm 2,5 điểm.
    - Trả lời đúng 1 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn bản vừa đọc chấm 0,5 điểm
    *Học sinh đọc 1 đoạn trong các bài đọc sau:
    - Tớ nhớ cậu. (trang 82)
    - Chữ A và những người bạn . (trang 86)
    - Tớ là lê – gô. (trang 97)
    - Rồng rắn lên mây. (trang 101)
    - Sự tích hoa tỉ muội. (trang 109)
    2. Đọc hiểu + TV (2 điểm)
    Câu 1. C      Câu 2. C      Câu 3. A
    Câu 4: (0,5 điểm)
    - Viết câu đúng mẫu là câu nêu họa động, đảm bảo: Chữ cái đầu câu viết hoa và cuối câu có dấu chấm thì được 0,5 điểm. Nếu thiếu mỗi ý đó trừ 0,1 điểm.
    VD:
    + Bố chăm sóc con.
    + Bố yêu thương con.
    + Bố thức trông con ngủ.

    III. Viết
    1. Nghe- viết:
    - Viết đúng chính tả, viết sạch sẽ, đúng cỡ chữ. (2,5 điểm)
    - Sai 5 lỗi trừ 1 điểm (2 lỗi sai giống nhau trừ 1 lần điểm)
    2. Bài tập: (0,5 điểm - sai 1 từ trừ 0,2 điểm)
    ra vào
    gia đình
    dành dụm
    3. Viết đoạn văn từ 3-4 câu tả đồ dùng học tập của em. (2 điểm)
    - Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài. Tả được đồ dùng học tập của em thành một đoạn văn từ 3 – 4 câu. Viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả, chữ viết trình bày sạch sẽ, rõ ràng (2 điểm)
    - Lưu ý:
    + Không đúng chủ đề không cho điểm.
    + Không đảm bảo số câu không cho điểm.
    + Tuỳ từng mức độ về nội dung, chữ viết mà GV có thể chấm: 1,7 điểm; 1,5 điểm; 1điểm…
     
    MÔN: TIẾNG VIỆT 2 – ĐỀ 4
    I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
    Giáo viên cho HS bắt thăm bài đọc và đọc văn bản có độ dài từ 60-70 chữ
    trong sách TV lớp 2 tập 1 và trả lời 1 câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc.
    II. Đọc hiểu (2 điểm)
    1. Đọc thầm văn bản sau:
    Thần đồng Lương Thế Vinh
              Lương Thế Vinh từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh.
              Có lần, cậu đang chơi bên gốc đa cùng các bạn thì thấy một bà gánh bưởi đi qua. Đến gần gốc đa, bà bán bưởi vấp ngã, bưởi lăn tung tóe dưới đất. Có mấy trái lăn xuống một cái hố sâu bên đường. Bà bán bưởi chưa biết làm cách nào lấy bưởi lên thì Lương Thế Vinh đã bảo các bạn lấy nước đổ vào hố. Nước dâng đến đâu, bưởi nổi lên đến đó.
              Mới 23 tuổi, Lương Thế Vinh đã đỗ Trạng nguyên. Ông được gọi là “ Trạng Lường” vì rất giỏi tính toán.
    Theo CHUYỆN HAY NHỚ MÃI
    2. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
    Câu 1: (M1- 0,5đ) Lương Thế Vinh từ nhỏ đã thế nào?
    A. Rất ngoan.
    B. Rất nghịch.
    C. Nổi tiếng thông minh.
    Câu 2: (M1- 0,5đ) Cậu bé Vinh đã thể hiện trí thông minh như thế nào?
    A. Nhặt bưởi trên đường trả bà bán bưởi.
    B. Đổ nước vào hố để bưởi nổi lên.
    C. Nghĩ ra một trò chơi hay.
    Câu 3: (M2- 0,5đ) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ ngữ chỉ hoạt động.
    A. nước, dâng, lăn, nổi lên.
    B. thông minh, dâng, nổi lên, lăn
    C. chơi, dâng, lăn, nổi lên
    Câu 4: (M3- 0,5đ) Đặt một câu nêu đặc điểm về cậu bé Lương Thế Vinh.
    ......................................................................
    III. Viết
    1. Nghe- viết (2,5 đ) Sự tích hoa tỉ muội (Sách TV lớp 2 tập 1 trang 109; từ Kì lạ thay đến Nết và Na)
    ........................................................................
    2. Bài tập (0,5 đ). Điền l hoặc n thích hợp vào chỗ chấm
    .....ết na           .....iềm vui          náo ....ức             ...ung linh
    3. Viết đoạn văn từ 3-4 câu kể một việc người thân đã làm cho em (2 điểm)
    G : Người thân em muốn kể là ai? Người thân của em làm việc gì cho em?
    Em có suy nghĩ gì về việc người thân đã làm?
     
    ĐÁP ÁN ĐỀ 4
    I. Đọc to: 3 điểm
    - Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hợp lí, đảm bảo tốc độ 60 -70 tiếng/ phút chấm 2,5 điểm.
    - Trả lời đúng 1 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn bản vừa đọc chấm 0,5 điểm
    *Học sinh đọc 1 đoạn trong các bài đọc sau:
    - Tớ nhớ cậu. (trang 82)
    - Chữ A và những người bạn . (trang 86)
    - Tớ là lê – gô.(trang 97)
    - Rồng rắn lên mây. (trang 101)
    - Sự tích hoa tỉ muội. (trang 109)
    II. Đọc hiểu + TV (2 điểm)
    Câu 1. C      Câu 2. B      Câu 3. C
    Câu 4: (0,5 điểm)
    - Viết câu đúng mẫu là câu nêu đặc điểm, đảm bảo: Chữ cái đầu câu viết hoa và cuối câu có dấu chấm, thì được 0,5 điểm. (Nếu thiếu mỗi ý đó trừ 0,1 điểm.)
    VD:
    + Lương Thế Vinh thông minh.
    + Lương thế Vinh tài giỏi.
    + Lương Thế Vinh giỏi tính toán.

    III. Viết
    1. Nghe- viết:
    - Viết đúng chính tả, viết sạch sẽ, đúng cỡ chữ. (2,5 điểm)
    - Sai 5 lỗi trừ 1 điểm (2 lỗi sai giống nhau trừ 1 lần điểm)
    2. Bài tập: (0,5 điểm - sai 1 từ trừ 0,1 điểm)
    nết na niềm vui náo nức lung linh
    3. Viết đoạn văn từ 3-4 câu kể một việc người thân đã làm cho em (2 điểm)
    - Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài. Kể được một việc người thân đã làm cho em thành một đoạn văn từ 3 – 4 câu. Viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả, chữ viết trình bày sạch sẽ, rõ ràng (2 điểm)
    - Lưu ý:
    + Không đúng chủ đề không cho điểm.
    + Không đảm bảo số câu không cho điểm.
    + Tuỳ từng mức độ về nội dung, chữ viết mà GV có thể chấm: 1,7 điểm; 1,5 điểm; 1 điểm…
     
    MÔN: TIẾNG VIỆT 2 – ĐỀ5
    I. Đọc thầm văn bản sau:
    KHI TRANG SÁCH MỞ RA
    Khi trang sách mở ra
    Khoảng trời xa xích lại
    Bắt đầu là cỏ dại
    Thứ đến là cánh chim
    Sau nữa là trẻ con
    Cuối cùng là người lớn

    Trong trang sách có biển
    Em thấy những cánh buồm
    Trong trang sách có rừng
    Với bao nhiêu là gió

    Trang sách còn có lửa
    Mà giấy chẳng cháy đâu
    Trang sách có ao sâu
    Mà giấy không hề ướt

    Trang sách không nói được
    Sao em nghe điều gì
    Dạt dào như sóng vỗ
    Một chân trời đang đi.

    Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu
    1. Sắp xếp các từ sau theo thứ tự xuất hiện ở khổ thơ đầu.
    A. Cánh chim
    B. Cỏ dại
    C. Người lớn
    D. Trẻ con
    2. Ở khổ thơ thứ 2 và thứ 3, bạn nhỏ thấy gì trong trang sách?
    A. Lửa, biển, ao sâu, gió, mây
    B. Trái đất, chim chóc, rừng, biển.
    C. Biển, cánh buồm, gió, rừng, lửa, ao sâu.
    3. Những tiếng có vần giống nhau ở khổ thơ thơ cuối là:
    A. Trang - vàng
    B. Trang - đang
    C. Được - trang
    4. Trang sách không nói được nhưng bạn nhỏ lại nghe thấy điều gì đó. Đó là điều gì? Tại sao bạn nhỏ lại nghe được những điều ấy?
    ……………………………………………………
    ……………………………………………………

    II. Luyện tập:
    Bài 1. Điền g hay gh vào chỗ chấm:
    - Lên thác xuống ………ềnh - Áo ……ấm đi đêm
    - ……..an cóc tía - …….i lòng tạc dạ
    - Nhiễu điều phủ lấy giá …….ương  
    Bài 2. Chọn vần trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để tạo từ:
    a. (au/ âu)
    r……muống.; con tr…….; l ……nhà ; đoàn t…..; thi đ…
    b. (ac/ăc)
    rang l…….; b… …cầu; m… …áo.; đánh gi……
    Bài 3. Nối từ ngữ chỉ sự vật với từ ngữ chỉ đặc điểm cho phù hợp:
    Từ ngữ chỉ sự vật   
     
    Từ ngữ chỉ đặc điểm
    Mái tóc bà ửng hồng
    Đôi mắt long lanh
    Hai má bạc trắng
    Bài 4. Gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm có trong câu sau:
    Toàn thân lợn đất nhuộm đỏ, hai tai màu xanh lá mạ, hai mắt đen lay láy.
    Bài 5. Viết câu kiểu Ai thế nào để nêu đặc điểm về:
     
    ĐÁP ÁN ĐỀ 5
    I. Đọc thầm văn bản sau:
    Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu
    1. B, A, D, C
    2. C
    3. B
    4. Trang sách không nói được nhưng bạn nhỏ lại nghe thấy điều gì đó. Đó là điều gì? Tại sao bạn nhỏ lại nghe được những điều ấy?
    Mặc dù trang sách không nói được nhưng bạn nhỏ vẫn nghe thấy những điều đó vì đó là những thông điệp mà những trang sách muốn truyền tải tới bạn nhỏ. Bạn nhỏ đã đọc sách và cảm nhận.

    II. Luyện tập:
    Bài 1. Điền g hay gh vào chỗ chấm:
    - Lên thác xuống ghềnh - Áo gấm đi đêm
    - Gan cóc tía  - ghi lòng tạc dạ
    - Nhiễu điều phủ lấy giá gương  
    Bài 2. Chọn vần trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để tạo từ:
    a. (au/ âu)
    rau muống; con trâu; lau nhà; đoàn tàu; thi đậu
    b. (ac/ăc)
    rang lạc; bắc cầu; mắc áo; đánh giặc
    Bài 3. Nối từ ngữ chỉ sự vật với từ ngữ chỉ đặc điểm cho phù hợp:

    Bài 4. Gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm có trong câu sau:
    Toàn thân lợn đất nhuộm đỏ, hai tai màu xanh lá mạ, hai mắt đen lay láy.
    Bài 5. Viết câu kiểu Ai thế nào để nêu đặc điểm về:
    a. Hoa sen: Hoa sen là loài hoa có mùi hương rất thơm
    b. Con ong: Những con ong thật là chăm chỉ.
    c. Con mèo: Chú mèo mướp rất chăm chỉ bắt chuột.
     

    Share:

    Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

    Click để đánh giá bài viết