Bộ đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2
1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 – Đề số 1
Phần I: Kiểm tra đọc (10 điểm):
1. Đọc thành tiếng (4 điểm):
Yêu cầu học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn trong số các bài sau, trả lời câu hỏi nội dung kèm theo.
- Chuyện quả bầu (Tiếng Việt 2B, trang 116)
- Cây và hoa bên lăng Bác (Tiếng Việt 2B, trang 111)
- Bóp nát quả cam (Tiếng Việt 2B, trang 124)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp với kiểm tra từ và câu (6 điểm)
Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi (6 điểm):
Sự tích sông hồ ở Tây Nguyên
Ngày xưa, muông thú còn sống thành buôn làng, quanh một cái hồ lớn. Cuộc sống thật là tươi vui, đầm ấm.
Rồi một hôm, Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ. Cảnh hồ trở nên vắng lặng. Già làng Voi tức lắm, liền bảo dân làng cùng đánh đuổi Cá Sấu.
Trong một trận đánh, già làng Voi nhử được Cá Sấu ra xa hồ nước. Cá Sấu khát quá, cố chạy trở lại hồ. Nhưng đã muộn, lúc này cả làng xúm lại, vây kín mặt hồ. Muông thú các nơi cũng kéo gỗ lát đường, băng qua bãi lầy, đến bên hồ trợ giúp. Cá Sấu không được uống nước để lấy thêm sức mạnh, nó bị già làng Voi đánh quỵ.
Ngày nay, khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có sông hồ. Dân làng bảo: những dấu chân của già làng Voi đánh nhau với Cá Sấu tạo thành hồ. Còn những dấu vết kéo gỗ ngang dọc hóa thành sông suối.
Câu 1. Già làng Voi tức giận điều gì?
A. Cá Sấu đến phá cuộc sống của buôn làng.
B. Cá Sấu đến chiếm hồ nước của buôn làng.
C. Cá Sấu đến uống nước ở hồ nước.
D. Cá Sấu đến sống ở hồ nước.
Câu 2. Già làng Voi làm gì để đánh Cá Sấu?
A. Gọi Cá Sấu đến nhà chơi.
B. Nhử Cá Sấu lên bờ để dân làng dễ dàng đánh bại.
C. Nhử Cá Sấu ra xa hồ nước để dễ dàng đánh bại.
Câu 3. Theo dân làng, sông hồ ở Tây Nguyên do đâu mà có?
A. Do dấu chân của người dân ở đó.
B. Do dấu chân già làng Voi và vết kéo gỗ tạo thành.
C. Do dấu chân Cá Sấu và dấu vết trận đánh tạo thành.
D. Do dấu chân dân làng và chân muông thú tạo thành.
Câu 4. Câu chuyện này kể về điều gì?
A. Cuộc chiến giữa Già làng Voi và Cá Sấu đã làm lên sự tích sông hồ ở Tây Nguyên.
B. Cuộc chiến giữa Già làng Voi và người dân Tây Nguyên.
C. Cuộc chiến giữa cá sấu và sư tử
Câu 5. Câu: “Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ” thuộc kiểu câu gì?
A. Ai làm gi?
B. Ai là gì?
C. Ai thế nào?
D. Ai ở đâu?
Câu 6. Ngày nay khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có cái gì?
A. Sông hồ.
B. Ao hồ.
C. Kênh rạch
D. Mương máng
Câu 7: Nhân vật già làng Voi và muông thú hợp sức lại để chiến thắng Cá Sấu trong câu chuyện thể hiện tinh thần gì của người dân ở Tây Nguyên?
Câu 8: Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên?
……………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 9: Đặt câu hỏi cho bộ phận được được in đậm trong câu:
Đêm khuya, Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ.
……………………………………………………………………………………………………………………………….
Phần II. KIỂM TRA VIẾT
1. Chính tả: (Nghe – viết) – Bài: Gấu trắng là chúa tò mò – SGK Tiếng Việt 2 tập 2 trang 54
2. Tập làm văn:
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn để tả về mùa hạ.
…còn nữa
Ý kiến bạn đọc