Tổng Hợp 8 Cách Nấu Những Món Chè Ngon Cho Mùa Hè
“Chè khúc bạch giúp giải nhiệt cho cơ thể với thành phần khúc bạch ngầy ngậy, hạnh nhân dòn rụm và vải thơm thơm chắc chắn sẽ làm nhiều tín đồ “hảo ngọt ngất ngây. Nhưng nhiều chuyên gia khuyến cáo không nên ăn quá nhiều loại chè này vì sẽ dung nạp ...
Chè là món ăn rất được ưa chuộng và yêu thích. Vị thanh ngọt, mát lạnh của những ly chè thơm ngon, cùng với nhiều hương vị khác nhau sẽ đánh bay cái thời tiết nóng bức ngày hè. Hãy cùng thử ngay những cách nấu những món chè giải nhiệt mùa hè vừa ngon, bổ lại vừa độc, lạ dưới đây nhé!
1. Chè nấm tuyết hạt sen
Chè có hương vị giòn giòn của nấm tuyết, bùi bùi của hạt sen, của táo tàu và đặc biệt là vị ngọt thanh mát tự nhiên từ đường phèn khiến nhiều người thích thưởng thức món chè nấm tuyết hạt sen vào những ngày nắng nóng cực độ.
Cách làm chè nấm tuyết hạt sen cũng khá đơn giản, chỉ cực ở phần chuẩn bị nguyên liệu mà thôi. Nấm tuyết bạn đem rửa sạch rồi ngâm trong nước 20 phút cho mềm, cắt bỏ phần chân nấm. Táo tàu và hạt câu kỷ tử rửa sạch để ráo nước, hạt sen loại bỏ tâm sen để không bị đắng. Nấm tuyết sau khi đã ngâm mềm thì tách thành những nhánh nhỏ cho vào nồi đổ 150ml nước.
Bật bếp nấu cho sôi lên thì để lửa nhỏ, nấu khoảng 20 phút. Tiếp theo bạn cho hạt sen vào nấu khoảng 15 phút để hạt sen chín mềm. Cho táo tàu vào nồi chè nấu cho sôi khoảng vài phút thì cho đường phèn vào. Lượng đường bạn có thể tùy chỉnh sao cho độ ngọt như ý. Sau cùng bạn cho hạt câu kỷ tử vào nấu cho sôi lên 2 phút nữa là tắt bếp.
Chè hạt sen nấm tuyết có thể thưởng thức khi nóng hay lạnh tùy theo sở thích, nếu thích ăn lạnh bạn cho nồi chè vào tủ lạnh khoảng 2-3 tiếng là có thể múc chè ra bát thưởng thức. Chè hạt sen nấm tuyết vừa mát bổ lại rất tốt cho sức khỏe.
2. Sâm bổ lượng
Sau chè nấm tuyết hạt sen thì sâm bổ lượng chính xác là món chè còn phổ biến hơn nhiều, vì nó tập hợp nguyên liệu còn nhiều hơn cả chè nấm tuyết hạt sen, bổ dưỡng hơn. Bắt nguồn từ Quảng Đông, Trung Quốc thì sâm bổ lượng có tác dụng giải nhiệt, bồi bổ cơ thể, là sự kết hợp hoàn hảo từ các nguyên liệu tự nhiên.
Sơ chế các nguyên liệu như bo bo, hạt sen, củ sen, củ năng… từ tối hôm trước thì sáng hôm sau làm qua vài công đoạn nữa là bạn hoàn toàn có thể làm ra một nồi sâm bổ lượng ngon và đầy dinh dưỡng rồi! Bo bo ngâm với nước sôi qua đêm (4 đến 5 giờ) cho nở mềm rồi bắc lên bếp luộc với 200ml nước khoảng 15 phút cho chín mềm.
Củ sen gọt vỏ cắt lát mỏng khoảng 1cm, củ năng gọt vỏ, cắt làm đôi nếu củ quá to, đem cả 2 rửa sạch. Cho củ sen, củ năng vào nồi đun cùng với 2 lít nước ở lửa vừa. Khi nước sôi hạ lửa nhỏ, hầm khoảng 10 phút để củ sen và củ năng vừa chín tới. Hạt sen ngâm với nước ấm 20 phút rồi cho vào nồi luộc mềm cùng 200ml nước. Đổ hạt sen cùng với nước luộc vào nồi chè, thêm đường phèn vào rồi khuấy đều cho đường tan.
Tiếp tục nấu 10 phút nữa cho các nguyên liệu ngấm đường. Thêm nhãn nhục ngâm mềm và táo tàu ngâm nở vào. Nấu tiếp 5 phút thì cho phổ tai đã ngâm mềm vào nồi, khuấy đều rồi nhắc xuống. Phổ tai rất nhanh chín nên bạn không cần phải nấu quá lâu sẽ mất đi độ giòn sựt.
Múc bo bo vào ly, thêm sâm và đá nhuyễn và bạn đã có 1 ly sâm bổ lượng mát lạnh bổ dưỡng cho ngày nóng rồi.
3. Chè khoai dẻo
Chè khoai dẻo là một loại tráng miệng của người Đài Loan vừa xuất hiện thị trường Việt Nam thời gian gần đây, món chè ngon lành với những viên khoai lang dẻo thơm, kết hợp với thạch cao quy linh mềm tan ngay trong miệng. Lại thêm nước đường ngọt lịm, nước cốt dừa béo ngậy thêm vài viên đá mát lạnh là siêu cuốn hút luôn.
Nguyên liệu làm chè khoai dẻo:
- 2 củ khoai lang mật
- 2 củ khoai lang vàng (chọn vàng đậm)
- 2 củ khoai lang màu trắng hoặc vàng nhạt để pha màu cho dễ lên màu
Ngoài ra nếu thích màu tím làm thêm khoai lang tím giữ nguyên bản màu.
Cứ một màu khoai (ví dụ hai củ khoai lang mật) pha với:
- 40gr bột năng
- 20gr bột nếp
- 15gr đường cát trắng
- 30gr mật ong
Ngoài ra cần có các nguyên liệu khác:
- Đường cát vàng Biên Hoà
- Nước cốt dừa đóng lon hoặc tự làm
- Kem béo Rich
- Bột trà xanh
- Đậu đỏ mắt cua (loại đậu hạt nhỏ)
- Gừng
- Thạch sương sáo đen hoặc cao quy linh (mua sẵn gói về pha và nấu)
- Trân châu đường đen
Cách làm chè khoai dẻo:
Với đậu đỏ ngâm nước qua đêm cho mềm hôm sau chỉ việc hấp lại 10-15p rất nhanh chín. Trước khi hấp nên luộc qua 1-2 nước rồi rửa lại để đậu bớt chát ở phần vỏ. Hấp chín rồi trộn với chút đường hoặc mật ong.
Các loại khoai rửa thật sạch, để nguyên vỏ, cắt khúc cho tất cả vào nồi hấp, khoai chín phân loại từng màu và bóc vỏ để riêng.
Tán nhuyễn từng màu khoai, lúc khoai đang ấm nóng thì cho đường, mật ong vào trước để đường dễ tan, trộn thật đều rồi rây bột năng, bột nếp vào. Ho từng thìa nước nhỏ (nước sôi nóng, nên dùng nước nóng để bột được nở đều và dẻo mịn hơn) nhào đến khi thành khối bột mềm dẻo.
Lăn khối bột thành hình trụ tròn nhỏ bằng ngón tay trỏ sau đó cắt thành từng khúc nhỏ xíu như hình. Làm lần lượt như vậy với mỗi màu. Riêng màu xanh nên dùng khoai lang trắng hoặc khoai lang có màu vàng thật nhạt pha với khoảng 7gr bột trà xanh.
Sau khi nhào nặn xong thì nên dùng bột áo là bột năng để chống dính, khi luộc rây bớt phần bột năng thừa đó đi.
Đun sôi một nồi nước thật to, nước thật sôi thả hết khoai dẻo vào luộc,đến khi khoai nổi lên trên thì hạ nhỏ lửa luộc thêm 10-15p nữa để khoai chín kĩ hơn. Khoai chín vớt ra chậu nước có thả vài cục đá, đợi khoai nguội vớt từng màu ra mỗi bát. Thêm chút siro đường ngô hoặc đường cát trắng, hoặc mật ong đảo đều để giữ độ dẻo và chống dính cho khoai.
Các loại thạch sương sáo hoặc cao quy linh nên mua gói bột bán sẵn về tự nấu, nấu từ hôm trước để đỡ vất vả làm nhiều thứ cùng một lúc, cắt nhỏ thành sợi dài hoặc vuông nhỏ tuỳ ý.
Trân châu mọi người sử dụng trân châu đường đen làm từ lúc làm sữa tươi trân châu đường đen cho ngon và thơm.
4. Chè mít đác
Chè mít đác nghe tên lạ lạ, hay hay nhưng lại là một món chè ngon khó cưỡng ngày hè đến từ Phú Yên. Đúng như tên gọi, chè mít đác gồm 2 thành phần chín là mít và hạt đác, vị thanh thanh, ngọt ngọt, nhắc đến thôi là đã thèm rồi.
Chè mít đác là sự kết hợp hoàn hảo những giá trị dinh dưỡng của mít và hạt đác: Mít giúp bổ sung vitamin A, C cho cơ thể còn trong hạt đác có nhiều canxi và chất xơ, giúp da săn chắc và không bị nổi mụn. Do đó, chè mít đác là một lựa chọn hoàn hảo cho ngày hè vì vừa lành mạnh lại vừa giải nhiệt, thanh lọc cho cơ thể.
Nguyên liệu và dụng cụ cần dùng:
- Mít (lột bỏ hạt)
- Hạt đác (loại đã tách vỏ)
- Sữa tươi
- Đường phèn
- Cùi dừa
- Bột năng
- Thạch dừa (số lượng tùy ý)
- Dụng cụ: dao, nồi, tô, ly,…
Cách nấu chè mít đác:
Mít đã lột bỏ hạt, thái nhỏ thành miếng dạng sợi vừa ăn Trộn bột năng với nước nóng, thêm vào một ít muối, nhào đều tay cho đến khi bột thành một khối dai, mịn. Cùi dừa bào nhuyễn hoặc xắt thành ô vuông hình hạt lựu rồi bọc bột năng bên ngoài vo thành viên nhỏ như hạt trân châu. Cho các hạt này vào nước đã đun sôi, nấu đến khi các hạt nổi lên thì vớt ra cho vào nước lạnh.
Ý kiến bạn đọc