Chào mừng đến với website baikiemtra.net

Shape Shape
Shape
Shape
Shape Shape
Thứ tư - 13/03/2024 07:55

So sánh những nét giống nhau và khác nhau về cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh trong luật thơ ngũ ngôn truyền thônga ở bài Mặt trăng (mục II.3 trang 103-104 SGK) với đoạn thơ năm tiếng bài Sóng của Xuân Quỳnh

Bạn đang xem : So sánh những nét giống nhau và khác nhau về cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh trong luật thơ ngũ ngôn truyền thônga ở bài Mặt trăng (mục II.3 trang 103-104 SGK) với đoạn thơ năm tiếng bài Sóng của Xuân Quỳnh

Câu 1 (Trang 123 SGK) So sánh những nét giống nhau và khác nhau về cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh trong luật thơ ngũ ngôn truyền thống ở bài Mặt trăng (mục II.3 trang 103-104 SGK) với đoạn thơ năm tiếng bài Sóng của Xuân Quỳnh sau đây

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Bài Làm:

a. Giống nhau:

  • Mỗi câu có năm chữ (tiếng)
  • Đều dùng vần chân, vần liền, vần lưng, vần cách...
  • Các thanh bằng trắc cũng đối nhau, nhất là những vị trí quan trọng.

b. Khác nhau:

  • Sóng – Xuân Quỳnh
    • Vần: sử dụng linh hoạt, có vần cách (thế, trẻ), có vần chân (trẻ, bể, lớn, lên)
    • Số câu không hạn định
    •  Nhịp lẻ linh hoạt: 1/2/2, 2/3, 3/2
    • Thơ hiện đại không bắt buộc phải đôi thanh bằng/trắc nếu như có vị trí đó không ảnh hưởng nhiều đến sự thuận tai.
  • Mặt trăng
    • Vần: một vần (độc vận), vần cách.
    • Số câu hạn định (tứ tuyệt: 4 dòng; bát cú: 8 dòng)
    • Nhịp : nhịp lẻ 2/3
    • Hài thanh: yêu cầu nghiệm ngặt về đối thanh, đối nghĩa

Share:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết